Nhận biết bàn chân bẹt và những nguy hiểm do bàn chân bẹt gây ra
Điều trị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ
Điều trị thoái hoá cột sống mà không cần thuốc giảm đau và phẫu thuật
Khai trương Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ tại Hà Nội
Để chân đẹp phải nằm lòng những điều này!
BS. Wade Brackenbury - Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống trả lời:
Bạn thân mến, đúng như bạn nói, có đến 50% trẻ em ở châu Á và phương Tây bị hội chứng bàn chân bẹt. Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có bàn chân bẹt. Từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân bắt đầu được hình thành. Tuy nhiên, lòng bàn chân ở một số trẻ lại không có hình vòm như bình thường, cung dọc của bàn chân bị sụp xuống, toàn bộ gan chân tiếp xúc với mặt đất. Khi đi, trẻ có xu hướng: Đầu gối xoay vào nhau, bàn chân xoè ra ngoài, áp cạnh trong của bàn chân xuống đất, về lâu về dài khiến bàn chân bị biến dạng và ảnh hưởng đến việc đi lại.
Ngoài ra, bạn có thể xác định trẻ, thậm chí ở người lớn có bị chứng bệnh này hay không qua một vài dấu hiệu như: Bàn chân đau đớn, luôn cảm thấy khít chặt khi đi giày hay ủng; Giày mòn rất nhanh chóng; Bàn chân yếu, không mềm mại hay tê cứng.
Ở Việt Nam có quan niệm rằng người có bàn chân bẹt là người có số sướng, nhưng thực ra không phải vậy, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như: Gây nhiều bất lợi cho hệ vận động, khiến bệnh nhân phải hứng chịu những cơn đau kéo dài; Nếu các vòm bàn chân không phát triển thì có thể gây ra các chứng sa vai, đau cổ, đau lưng, lệch xương chậu, đau đầu gối, đau bàn chân...
Hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị ngay để phòng ngừa những biến chứng đáng tiếc!
Bình luận của bạn